THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THƯỢNG VŨ
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 12/2019
|
Kính thưa các thầy cô giáo!
Các em học sinh thân mến!
Chào mừng các thầy cô và các em đã đến với buổi giới thiệu sách tháng 12 của trường THCS Thượng Vũ. Tháng 12 này, trong không khí cả nước đón chào, kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội quốc phòng toàn dân, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới thầy cô và các em cuốn : “Mãi mãi tuổi hai mươi”
Đây là cuốn sách của tác giả: Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc do NXB Thanh niên ấn hành, xuất bản trên khổ sách 13x19 cm. Đây là một tác phẩm văn học, một cuốn nhật kí rất nổi tiếng mà cô tin chắc rằng các em đã nghe đến rất nhiều, tuy nhiên rất nhiều em vẫn chưa được đọc cuốn sách.
|
Tác giả Nguyễn Văn Thạc là một chàng trai Hà Nội giỏi Văn nhất miền Bắc một thời, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Hà Thành ấy đã gác bút nghiên lên đường ra trận. Trong những năm tháng chiến tranh, anh đã viết lại những dòng nhật kí về những tháng ngày đau thương mà oanh liệt của đời mình cũng như cuộc kháng chiến của dân tộc
Cuốn sách gồm nhiều phần :
- Trích thư của Thủ tướng Phan Văn Khải : Hành trình của Thạc và Thuỳ Trâm đang được nối tiếp.
- Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tấm gương của hai liệt sĩ sẽ góp phần trau dồi thêm lý tưởng và tình cảm cách mạng cho mỗi chúng ta.
- Phần Nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi”
- Bài giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc lớp 10 (năm 1969-1970) của học sinh Nguyễn Văn Thạc.
Cuốn nhật kí được viết từ ngày nhập ngũ 2.10.1971 đến ngày 24.5.1972. Cuốn sách gồm 294 trang, trong đó 273 trang là những dòng nhật kí đầy xúc động, chứa chan nhiệt huyết, lòng yêu nước, hừng hực khí thế của tuổi trẻ, của một thời.
Trang đầu cuốn sách nhật kí ghi lại ngày cảm xúc của anh lính trẻ: "Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên, Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường. Không ngờ rằng trên mũ mình là một ngôi sao, trên cổ áo là quân hàm đỏ. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích, sống được nhiều ngày có ích".
Anh lính trẻ đã bồi hồi xúc động trong buổi đầu làm nhiệm vụ: “Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí. Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi làng xóm yêu quí, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời ”.
Rồi tiếp theo là những tháng ngày hành quân đầy vất vả : “ Khiếp, ba lô chứa gì mà nặng thế, oằn cả lưng anh bộ đội. Mảnh đồi ơi, ta chưa từng quen biết, nhưng hôm nay, mồ hôi ta nhỏ xuống đất này. Nắng cứ chang chang, con chim gì cứ kêu làm rối lòng người. Đường dốc ngược lên trời”. Rồi nỗi nhớ người thân cứ làm chàng lính trẻ nao lòng: “Luôn luôn ta mơ ước, ta khao khát, một buổi sáng đẹp trời, nhớ một màu xanh kì dị, ta thức giấc trong hạnh phúc. Một người đang chờ ta, đang đợi ta”.
Và Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, ta nghe và cả những điều anh cảm nhận được. Đó là chuyện về gia đình những người dân nơi các anh đóng quân, chuyện về những anh lính cùng đơn vị, về những cán bộ chỉ huy tiểu đội, trung đội, trung đoàn. Có rất nhiều chuyện vui, nhưng cũng có cả những chuyện buồn. Và Nguyễn Văn Thạc đã viết : "Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả, những rất ít gười trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho khỏi thất vọng, khỏi mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng".
Ảnh hưởng chung của tập nhật kí là tinh thần lạc quan, sẵn sàng ra trạn, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên tri thức, anh luôn tự nhủ: "Không nên yếu đuối, không được chùn bước, hãy cố gắng lên, nhất định sẽ vượt qua".
Và anh đã vượt lên gian khổ của chiến tranh, tiếp tục chiến đấu cho tới hơi thở cuối cùng. Khi bước mình sắp bước vào cõi chết mà vẫn bình thản đến bi hùng: "Và bây giờ, tạm biệt cuốn nhật kì đầu tiên của đời lính. Không kịp xem lại được một lần. Không kịp chữa những âm bằng âm chắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm. Kẻ thù không cho tôi ở lại - Phải đi - Tôi sẽ gửi về cuốn Nhật kí này, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải quan từ khi xa nó, xa cuốn Nhật kí thân yêu đầu tiên của đời lính". "Kính chào hậu phương – chào gia đình, và người tôi yêu. Đêm nay, tôi đi. Nhất định có ngày trở về. Thủ đô yêu quí của lòng tôi”..
Anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị nhưng những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền Nam - trong khoảng 2 tháng cuối cùng của đời mỡnh - Nguyễn Văn Thạc không để lại dũng nhật ký nào. Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lũng vỡ người đọc nhật ký của anh hụm nay càng yờu mến anh hơn, dù anh "không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm”
Nhà văn Đức có tiểu thuyết: "Những người chết cũn trẻ mói". Những người lính chết trẻ cũn mói tuổi thanh xuõn và luụn là một biểu tượng đẹp, trong sáng đến nao lũng. Nhân ngày 22 – 12, thư viện nhà trường xin giới thiệu cùng các em cuốn sách này. Hi vọng rằng cuốn sách cũng góp phần vào việc giáo dục truyền thống : “Uống nước nhớ nguồn”, như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã viết "ngày mai, những trang giấy cũn lại đằng sau sẽ toàn là những dũng vui vẻ và đông đúc".
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô luôn thành công và công tác tốt, chúc các em ngày càng say mê đọc sách. Hẹn gặp lại trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Thượng Vũ, ngày 2 tháng 12 năm 2019.
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
|
Người viết và giới thiệu
Nguyễn Thị Thuỳ
|