THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS THƯỢNG VŨ
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/2019
|
Kính thưa các thầy cô giáo, các em học sinh thân mến!
Chào mừng các thầy cô và các em đã đến với buổi giới thiệu sách tháng 11 của trường THCS Thượng Vũ. Tháng 11 này, trong không khí hân hoan đón chào ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20 – 11, thư viện nhà trường xin giới thiệu tới thầy cô và các em cuốn : “Những người thầy”
Đây là cuốn sách của tác giả: Nguyễn Hải do NXB Giáo dục ấn hành, xuất bản trên khổ sách 21x15 cm. Tác giả Nguyễn Hải vốn là một cựu giáo chức, sau khi về hưu, ông ra nhận việc tại tạp chí Giáo chức Việt Nam, do thường xuyên giữ chuyên mục “Kể chuyện nhà giáo” nên ông đã tập hợp các bài báo đưa vào cuốn sách “Những người thầy .
|
Cuốn sách được chia làm 2 phần :
Phần Thời Cựu học viết về các nhà giáo : Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Cao Bá quát, Nguyễn Đình chiểu, Lương Văn Can,
Phần Thời tân học viết về các nhà giáo : Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toán, Nguyễn Văn Huyên được sắp xếp theo năm sinh của các học giả.
Từ xa xưa, trong truyền thống trí tuệ và nhân ái của giáo giới Việt Nam, đã có những tấm gương của những nhà giáo với nhân cách lớn, như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Trần Quý cáp, Tống Duy Tân.
Các em hãy đón đọc “Chu Văn An – Niềm tự hào của giáo giới Việt Nam” để biết về tiểu sử và sự nghiệp công danh, quá trình ở ẩn của nhà trí thức, một nhà giáo, một hiền tài tuấn kiệt của đất Việt giữa đời Trần, để có thể hiểu vì sao ông được gọi tôn vinh là một ngôi sao khuê bừng sáng trên bầu trời Văn hiến nước nhà.
Dưới chế độ phong kiến, những nhà giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong lễ nghĩa trung quân ái quốc. Họ luôn đứng về phiá nhân dân. Không hợp tác, không ra làm quan với triều đình như: Võ Trường Toản, Lương Văn Can, can gián vua, phê triều chính, đòi chém kẻ nịnh thần đặng yên dân như Chu Văn An, Nguyễn Bình Khiêm.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, thì nhà giáo là những người đầu tiên đứng lên vì dân, vì nước mà : “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” như : Nguyễn Đình chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Quyền, Phân Bội Châu, Phan Chu Trinh.
Vẻ vang thay! Khi cách mạng được nhem nhóm trên đát Việt, cũng lại bắt đầu từ những nhà giáo. Bốn người con ưu tú, đại diện cho các nhóm cộng sản trong nước họp với lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tại Hương Cảng, Trung Quốc để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam đều là nhà giáo. Đó là Đồng Chí Châu Văn Liêm, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Nguyễn Thiện, đồng chí Trịnh Đình Cửu.
Phần nhiều các em ở đây chắc không thể biết, nhiều nhà giáo đi với cách mạng, ngay từ ngày cách mạng còn trứng nước, sau trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và nhà nước ta như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Cựu nhà giáo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà giáo Nhân dân GS. Trần Văn Giàu, những người mang trang sách, cây bút nặng tình đời đi xuyên hai thế kỷ đã được Hội Cựu giáo chức Việt Nam tôn vinh là Chủ tịch danh dự của Hội.
Truyền thống vẻ vang cuả giáo chức Việt Nam còn được tô thắm bằng chính máu đào của các nhà giáo cách mạng. Trong sáu đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình thì bốn đồng chí là nhà giáo, đó là các đồng chí: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tânf và Nguyên Hữu Tiến.
Riêng về thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến, thầy là người đã nhận nhiệm vụ vẽ mẫu lá cờ cách mạng cho cuộ khởi nghĩa Nam Kì. Cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Sau này, khi cách mạng thành công, Quốc Hội khoá I đã thông qua lấy làm Quốc kì nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Cáh mạng tháng Tám bùng lên, các nhà giáo tên tuổi đều đứng về phía cách mạng. Đó là các nhà giáo Nguyễn Văn Tố, Ca Văn Thỉnh, Phạm Thiều, .. và các tên tuổi tiếp theo làm rạng ranh cho giáo giới như các nhà giáo Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang bửu, Họ là những trí thức cách mạng, những nhà giáo cách mạng sớm nhận ra triết lí nhân sinh cao cả mà đức độ của cụ Hồ. Đó là triết lí của nền giáo dục mới. Triết lí giáo dục vì vì dân. Họ chung lưng đấu cật với đất nước, sớm đưa dân tộc ta từ chỗ lầm than 95% dân số không biết chữ tiến đến hơn 90% só người biết chữ, trở thành một dân tộc thông thái, sớm sánh vai với năm châu bốn biển như ngày nay.
Cuốn sách nêu được nhiều gương sáng với những câu chuyện sống động của các nhà giáo. Cuốn sách nhằm góp thêm vào việc tôn vinh nhà giáo, tôn vinh sự nghiệp trồng người. Nhân ngày 20 – 11, thư viện nhà trường vui mừng giới thiệu cùng các em cuốn sách này. Hi vọng rằng cuốn saách cũng góp phần vào việc giáo dưỡng truyền thống : “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp của một dân tộc, một đất nước đã mấy nghìn năm văn hiến. Các em tìm đọc cuốn sách tại Thư viện nhà trường, cuốn sách mang số đăng ký: SDD-00245.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô luôn thành công và công tác tốt, chúc các em ngày càng say mê đọc sách. Hẹn gặp lại trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Thượng Vũ, ngày 4 tháng 11 năm 2019
BGH DUYỆT
|
Người viết và giới thiệu
Nguyễn Thị Thuỳ
|